Vinh biet Tong Bi thu Nguyen Phu Trong 5

Vinh biet Tong Bi thu Nguyen Phu Trong 5



1 Page 1

▲back to top


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
5
SỐ 5382 THỨ bảy 27-7-2024
Tình cảm của văn nghệ sĩ Đồng Nai
với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trước sự ra đi của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, văn nghệ sĩ Đồng
Nai đã bày tỏ lòng kính
trọng, niềm tiếc thương
khi tiễn biệt một nhân
cách lớn, suốt cuộc đời
cống hiến cho dân tộc.
Đặc biệt, nhiều văn nghệ sĩ
đã sáng tác thơ, thể hiện các
ca khúc khắc họa hình ảnh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng trọn đời tâm đức, vì
dân, vì nước, là tấm gương
sáng cho thế hệ hôm nay và
mai sau.
Tiếc thương
một nhân cách lớn
Nghệ sĩ Phạm Văn Hoàng,
hội viên Ban Nhiếp ảnh, Hội
Văn học nghệ thuật (VHNT)
Đồng Nai, cho biết ông vẫn
nhớ như in tại Hội nghị Văn
hóa toàn quốc vào cuối năm
2021, Tổng Bí thư cho rằng
hội nghị lần này là “nơi hội tụ,
kết tinh và tỏa sáng nền văn
hóa văn minh của dân tộc”.
Sau đó, nhiều tỉnh, thành
trong cả nước đều tổ chức
những hội nghị văn hóa với
quy mô lớn nhằm khẳng định
những nhận định của Tổng Bí
thư.
“Tôi nhận thức được trách
nhiệm của mình, của một
công dân phải làm gì để tạo
ra nhiều sản phẩm văn hóa
cho dân tộc, để tạo lên hồn
cốt của địa phương mình.
Từ đó, góp phần làm cho đời
sống tinh thần của người dân
luôn phong phú, giúp họ lạc
quan, tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng, hướng đến
tương lai tươi sáng, trong
tình yêu thương đùm bọc của
cộng đồng, dân tộc” - ông
Phạm Văn Hoàng chia sẻ.
Sau khi thông tin Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được họa sĩ Mai Văn
Nhơn thực hiện bằng chất liệu ghép gốm Biên Hòa - Đồng Nai.
được công bố, nhà văn Đào
Sỹ Quang, hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam, hội viên Ban
Văn học, Hội VHNT Đồng Nai
đã có nhiều chia sẻ trên nền
tảng Facebook bày tỏ niềm
tiếc thương một nhân cách
lớn suốt đời cống hiến cho lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Tổng Bí thư là
một tấm gương sáng về tinh
thần học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh, một người dám
nghĩ, dám làm, dám đổi mới,
dám chịu trách nhiệm.
“Trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng là sinh
viên ngữ văn, đã từng sơ tán
về học tập tại quê tôi - huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Có
lẽ vì vậy mà xuyên suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng
của mình, Tổng Bí thư luôn
dành sự quan tâm đặc biệt
cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; quan tâm đến
đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ”
- nhà văn Đào Sỹ Quang nói.
Tác giả trẻ Lê Phan Hiếu
Anh, Ban Văn học, Hội VHNT
Đồng Nai, cho hay: “Là một
người viết trẻ, tôi luôn ý thức
và mong muốn góp sức nhỏ
Bằng nhiều cách khác nhau,
văn nghệ sĩ Đồng Nai cùng với
nhân dân cả nước đã và đang
thể hiện lòng kính trọng và
tiếc thương Tổng Bí thư - một
trái tim Việt Nam vĩ đại, một
nhân cách lớn của dân tộc.
của mình vào nền VHNT Việt
Nam “tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”. Bên cạnh sáng
tạo các tác phẩm, tôi luôn nỗ
lực tìm tòi, tự trau dồi kiến
thức để những trang viết của
mình mang đậm hơi thở cuộc
sống hơn. Từ đó có thể góp
một phần sức trẻ của mình để
hiện thực hóa mong muốn, kỳ
vọng của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đối văn nghệ sĩ:
“Đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều
tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng và nghệ thuật, phản
ánh chân thực, sâu sắc, toàn
diện hiện thực đất nước trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập và
phát triển”.
Sáng tác tưởng nhớ
Tổng Bí thư
Với sự ngưỡng mộ và
niềm xúc động trào dâng,
ca sĩ Uyên Dung - người
con của huyện Xuân Lộc đã
sáng tác bài thơ Tiễn người
về nơi xa để tưởng nhớ Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ca khúc sau đó được nhạc sĩ
Nguyễn Văn Hiên phổ nhạc,
ca sĩ Uyên Dung thể hiện.
Với những ca từ đẹp, giai
điệu sâu lắng, dạt dào tình
cảm đã khắc họa hình ảnh
một Tổng Bí thư giản dị,
thanh cao, làm xao động trái
tim bao người: “Đưa người
về nơi xa/ Trời Sài Gòn buồn
bã/ Cơn mưa nào hối hả/
Tiễn bác vào thiên thu/ Mưa
cuối hạ mịt mù/Khóc thương
người nằm xuống/ Trời Hà
Nội như muốn/ Nhuộm sắc
tím hoàng hôn/ Người -
ngọn đuốc soi đường/ Trái
tim của đất nước/ Người -
trọn đời tâm đức, đưa Việt
Nam vững bền…”.
Ca sĩ Uyên Dung cho biết,
không phải riêng cô mà tất
cả văn nghệ sĩ, nhân dân cả
nước ai cũng tiếc thương
trước sự ra đi của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
Cô sáng tác bài thơ, hát ca
khúc này để thể hiện một
con người đã tạo ra ngọn
lửa, ngọn lửa niềm tin của
người dân, ngọn lửa ấy sẽ
sáng mãi”.
Nhân cách, trí tuệ, tấm
lòng sáng ngời của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã trở thành nguồn cảm
tác để tác giả Hân Hạnh,
hội viên Ban Văn học, Hội
VHNT Đồng Nai, đã sáng
tác bài thơ Thương tiếc
ngôi sao sáng trái tim hồng:
“Gương sáng bác Trọng
trong lòng ta/ Kiên cường,
đức độ, chí tài ba/ Làm
theo lời Bác, xây non nước/
Quét sạch quan tham giữ
nước nhà”.
Trên các nền tảng xã hội,
văn nghệ sĩ Đồng Nai đã
bày tỏ sự tiếc thương Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng
bằng các thay đổi ảnh đại
diện, ảnh bìa trắng đen,
cập nhật nhiều dòng status
(trạng thái) đầy cảm xúc
cũng như giới thiệu những
sáng tác mới về Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng.
Ly Na
Con người là trung tâm trong phát triển văn hóa
Ngày 24-11-2021, tại Hội nghị Văn
hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã có bài phát biểu quan trọng,
khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa
ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội
đồng thời định hướng cho sự phát triển
của văn hóa trong thời gian tới.
Những chỉ đạo sâu sát của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn
hóa được xem như kim chỉ nam giúp
các địa phương xây dựng kế hoạch
hành động, triển khai nhiều giải pháp
để văn hóa vừa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức
mạnh nội sinh, động lực quan trọng để
phát triển đất nước.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng: “…Khi đã nói đến văn hóa là
nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy
nhất, được chưng cất, kết tinh, hun
đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao
thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn,
nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến
bộ (một con người có văn hóa, một gia
đình có văn hóa, một dân tộc có văn
hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn
hóa, cách ứng xử có văn hóa...). Còn
những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn
hèn, những hành động phi pháp, bỉ
ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản
văn hóa. Hạnh phúc của con người
không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm
của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự
phong phú về tâm hồn, được sống
giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ
phải và công bằng”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho
rằng, để tiếp tục xây dựng, giữ gìn,
chấn hưng và phát triển nền văn hóa
của dân tộc, cần tập trung vào 6 nhiệm
vụ chủ yếu, trong đó đặc biệt chú trọng
việc xây dựng con người Việt Nam thời
kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với
những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn
với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình
Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị
của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần
nhuyễn những giá trị truyền thống với
giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự
cường, nghĩa tình, trung thực, trách
nhiệm, kỷ cương, sáng tạo… Bởi Đảng
ta khẳng định: Con người là chủ thể,
giữ vị trí trung tâm trong chiến lược
phát triển; phát triển văn hóa, xây
dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp đổi mới.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, ngày 12-12-2023,
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI
đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ-TU
về xây dựng và phát huy giá trị văn
hóa, con người Đồng Nai trở thành
nguồn lực, động lực quan trọng cho
phát triển toàn diện và bền vững. Một
trong 3 mục tiêu mà nghị quyết hướng
tới là xây dựng văn hóa, con người
Đồng Nai phát triển toàn diện với các
phẩm chất, như đạo đức, trí tuệ, khát
vọng, năng động, văn minh, đề cao
tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc,
dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân…
Minh Ngọc